Hà Nội: Đảm bảo đáp ứng cấp tín dụng cho doanh nghiệp
- Nam A Bank tiếp tục nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh”
- PVcomBank cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mở thẻ tín dụng giả
- Doanh nghiệp đầu tiên vay tín dụng quốc tế không qua bảo lãnh Chính phủ
- Tích cực xây dựng thương hiệu để người dân tin dùng hàng Việt
- Đề xuất thành lập tổ hợp tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
11 tháng tín dụng tăng trưởng 8,3%
Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, tính đến hết tháng 11, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn TP ước tính đạt 3.900 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 11,3% so với thời điểm kết thúc năm 2019. Trong đó, tiền gửi VNĐ tăng 13,6% so với 31/12/2019; tiền gửi ngoại tệ tăng 1,3%; tiền gửi tiết kiệm tăng 10,7%; tiền gửi thanh toán tăng 12,9%.
Về cho vay, các TCTD trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay phù hợp quy định của NHNN và xem xét cho khách hàng vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo đó, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP 11 tháng đạt 2.287 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng trước và tăng 8,3% so với thời điểm cuối năm 2019. Trong đó dư nợ cho vay đạt 2.065 nghìn tỷ đồng, chiếm 90,3%, tăng 1,3% và tăng 9,2%; đầu tư đạt 222.000 tỷ đồng, chiếm 9,7%, tăng 0,1% và tăng 0,7%.
Cho vay theo kỳ hạn: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 911 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và 11,4% so với tháng 12 năm 2019; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 1.376 nghìn tỷ đồng, tăng 1% và tăng 6,3%.
Cho vay theo các chương trình tín dụng: Cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 188 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,1% tổng dư nợ; xuất khẩu đạt 109 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,3%; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 391 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,7%; bất động sản đạt 433 nghìn tỷ đồng, chiếm 21%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hơn 8 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4%; chính sách xã hội đạt gần 10 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,5%; cho vay theo chương trình phục vụ nhu cầu đời sống đạt 400 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,3%.
Lãi suất giảm, nâng cao công tác quản lý rủi ro
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Việt Nam, mặt bằng lãi suất trên địa bàn đã được các TCTD tiếp tục điều chỉnh giảm, đặc biệt là kỳ ngắn hạn. Lãi suất huy động VND của TCTD phổ biến ở mức 0,1 - 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,5% - 3,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4 - 6,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; từ 12 tháng trở lên ở mức 6 - 7%/năm.
Mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 5,5% - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) giảm xuống mức 4,5%/năm.
Các TCTD tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các khoản vay có vấn đề trước khi phát sinh tình trạng nợ xấu. Tính đến hết tháng 11, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD trên địa bàn TP chiếm 1,9% trong tổng dư nợ và 2,1% trong tổng dư nợ cho vay.











- Tin mới
- Thủ tướng: Chúng ta cố gắng quan tâm tới tất cả nạn nhân chất độc da cam/dioxin
- Công an Hà Nội nói gì về việc xe limousine vây kín ngõ 1, phố Phan Đình Giót
- Chứng khoán BIDV (BSC): Lợi nhuận Quý IV 2020 tăng 440%
- Lợi nhuận hợp nhất của BIC năm 2020 tăng trưởng 39%
- Chủ tịch HĐND TP Hà Nội trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, chúc Tết gia đình chính sách quận Hoàn Kiếm
- Tổ chức phân luồng tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận dịp Tết
- Tăng cường công tác thanh tra, ngăn chặn hành vi chuyển giá, trốn lậu thuế
- Thủ tướng duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi