Kịp thời cứu nạn, cứu trợ đồng bào miền Trung
Kinhtedothi - Đợt mưa lũ lịch sử diễn ra tại các tỉnh miền Trung đang gây hậu quả hết sức nặng nề về người và tài sản. Dù công tác cứu nạn, cứu trợ được triển khai tốt đã góp phần giảm nhẹ hậu quả thiên tai, tuy nhiên vẫn còn đó không ít vấn đề cần được quan tâm.
>>> Báo Kinh tế & Đô thị kêu gọi chung tay ủng hộ đồng bào vùng lũ miền Trung>>> Cảm động bánh chưng nghĩa tình, "gói yêu thương" gửi đồng bào vùng lũ miền Trung
Gặp nạn khi đi... cứu hộ
Đợt mưa lũ kéo dài gần 3 tuần qua được xem là gây thiệt hại nặng nề nhất cho các tỉnh miền Trung trong nhiều năm trở lại đây. Thống kê chưa đầy đủ của Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai cho thấy, đã có ít 133 người bị chết và mất tích do mưa lũ. Trong đó, Quảng Trị là địa phương chịu thương vong lớn nhất với 53 người. Đáng chú ý, trong đợt mưa lũ vừa qua tại các tỉnh miền Trung, có không ít trường hợp gặp nạn trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ. Đau lòng hơn khi hàng chục trường hợp trong số đó đã bị thiệt mạng. Điển hình là sự cố xảy đến với đoàn công tác 20 người được cử đi tìm kiếm công nhân thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế). Khi nghỉ đêm tại Trạm kiểm lâm số 7 thuộc Tiểu khu 67, đã có 13/20 thành viên đoàn đã bị đất đá vùi lấp do sạt lở.Tối 17/10, khi nhận được tin báo có 7 người dân đi làm nương rẫy bị mất liên lạc, chính quyền xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã cử tổ cán bộ gồm 7 người đi tìm kiếm. Tuy nhiên trên đường đi, đoàn công tác không may gặp lũ dữ khiến 5 người chết; 2 người còn lại bị thương nặng. Trước đó, vào ngày 8/10, khi tàu Vietship 01 bị nước biển cuốn trôi ra biển, lực lượng chức năng đã sử dụng thuyền của ngư dân chở 4 người ra ứng cứu các thành viên trên tàu. Tuy nhiên, do sóng to, gió lớn, 1 người bị rơi xuống biển, may mắn bơi được vào bờ an toàn. Trong khi 3 người khác phải leo lên tàu Vietship 01 để lánh nạn.Chuyên nghiệp hóa công tác cứu hộ, cứu nạnSự việc người đi cứu hộ nhưng lại gặp nạn không phải mới lần đầu xảy ra. Tuy nhiên, để lại nhiều thương vong như đợt mưa lũ vừa qua là rất hiếm. Chia sẻ quan điểm về việc nhiều cán bộ, chiến sĩ bị thiệt mạng khi đi cứu hộ tại thủy điện Rào Trăng 3, Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, nguyên Phó tham mưu trưởng Quân khu 4, cho rằng mưa lớn nhiều ngày ở miền Trung đã gây hiện tượng sạt lở, lũ quét... không ngờ đến. Dẫn chứng ngay vị trí Tiểu khu 67, theo ông Nghĩa, đó là vùng đất rộng trên 5.000m2, cách xa núi khoảng 300 - 400m. Sông Bồ chảy qua Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 cũng là những con sông cực kỳ nguy hiểm, phải dùng cano di chuyển và nguy cơ khi cứu hộ ở đây là rất cao. “Chúng ta đã có kế hoạch, phương hướng cứu hộ, cứu nạn, nhưng vẫn có những sự cố bất khả kháng” - Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa cho hay. Cùng chung quan điểm về khó khăn trong công tác cứu hộ, cứu nạn trong đợt mưa lũ vừa qua, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ - Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chia sẻ, trong vụ giải cứu các thuyền viên tàu Vietship 01 tại vùng biển Quảng Trị, sóng to, gió lớn đã khiến ba phương án giải cứu được đưa ra đều không thành công. Sau đó, lực lượng chức năng phải sử dụng đồng thời trực thăng và đặc công nước mới giải cứu an toàn cho các thuyền viên.
Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tế lương thực cho người dân trong vùng bão lụt. Ảnh: Quang Hải |
Tính đến nay, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã hỗ trợ 50 máy lọc nước và 250 tấm trải nhựa cho người dân Thừa Thiên Huế. Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) trao cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khoản viện trợ ứng phó thiên tai ban đầu trị giá 100.000USD. Trung tâm Điều phối ASEAN về cứu trợ nhân đạo trong thiên tai (AHA) cũng đã hỗ trợ Thừa Thiên Huế và Quảng Trị tổng số 1.150 bộ nhà bếp và sửa chữa nhà cửa. |
Liên quan đến ý kiến cho rằng thủ tục tiếp nhận cứu trợ thiên tai hiện nay còn phức tạp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Trình tự giải quyết về thủ tục những thiệt hại do thiên tai gây ra chỉ mất thời gian tối đa là 15 ngày. Nghị định số 50/2020/NĐ-CP của Chính phủ cũng có những điểm mới và quy định rõ ràng cụ thể. “Chúng tôi sẽ cử cán bộ hướng dẫn nếu như tổ chức, đơn vị hay địa phương có yêu cầu; đồng thời cam kết các nguồn viện trợ sẽ được chuyển đến người dân vùng lũ miền Trung một cách sớm nhất, chính xác và hiệu quả” - ông Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh. |
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, Ban Biên tập báo Kinh tế và Đô thị triển khai chương trình “Chung tay ủng hộ đồng bào vùng lũ miền Trung” nhằm chia sẻ hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Trung hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do thiên tai gây ra.Mọi đóng góp của quý cơ quan, tổ chức xin gửi về báo Kinh tế và Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội. Tài khoản số: 14022518051012, tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Thăng Long - PGD Láng Hạ, TP Hà Nội. (Ghi rõ “Ủng hộ miền Trung”) |

Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 8/3
Kinhtedothi - Đối thoại 2045 với đại diện doanh nghiệp, trí thức: Hiện thực hóa khát vọng hùng cường; Phát động đợt thi đua cao điểm tổ chức thành công cuộc bầu cử… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in 51 ra ngày 8/3.

Cận cảnh những mũi tiêm vaccine phòng Covid-19 đầu tiên tại Hà Nội
Kinhtedothi - Sáng 8/3, Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine phòng Covid-19 trong đó Hà Nội được tiêm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 với 100 người là cán bộ, y bác sỹ của bệnh viện.

GS.TS Huỳnh Thị Phương Liên - người trọn đời gắn bó với vaccine
Kinhtedothi - Với tinh thần lao động sáng tạo, cống hiến không ngừng nghỉ trong nghiên cứu khoa học, hơn nửa thế kỷ qua, TTND.GS.TS Huỳnh Thị Phương Liên đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc sản xuất vaccine, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người dân và cộng đồng. Ở tuổi 81, GS Huỳnh Thị Phương Liên - tác giả của công trình nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất vaccine viêm não Nhật Bản tại Việt Nam đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Khám, chữa bệnh từ xa: Đáp ứng mục tiêu kép
Kinhtedothi - Những ca bệnh tưởng chừng như “khó đỡ” của bệnh viện (BV) tuyến dưới giờ đây qua màn hình kết nối trực tuyến, các bác sĩ tuyến trên có thể hướng dẫn tuyến dưới thực hiện. Nhiều bệnh nhân được cứu sống kịp thời, viết nên những kỳ tích mới của y học Việt Nam.

Kỷ niệm 111 năm Ngày Quốc tế phụ nữ: Khẳng định bản lĩnh
Kinhtedothi - Hôm nay, ngày 8/3, đánh dấu 111 năm Ngày Quốc tế phụ nữ. Đây không chỉ là dịp để “một nửa thế giới” tôn vinh những người phụ nữ xung quanh mình, mà còn để ghi nhận và đánh giá đúng nhất về vai trò của phụ nữ, những đóng góp của họ trong mọi mặt đời sống. Đồng thời, đây cũng là dịp để tiếp tục gỡ bỏ đi những bức tường “vô hình” bởi định kiến, thực hiện bình đẳng giới, xóa bỏ những bất công vẫn còn tồn tại với không ít phụ nữ.

Sáng nay 8/3, Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine phòng Covid-19
Kinhtedothi - Sáng nay 8/3, Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine phòng Covid-19. Những mũi vaccine Covid-19 nhập khẩu đầu tiên sẽ được triển khai tại Việt Nam, mở màn cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay.

Tử vi hôm nay 8/3 của 12 cung hoàng đạo: Bạch Dương cần phải bình tĩnh
Kinhtedothi - Xem tử vi hôm nay - Thứ Hai ngày 8/3/2020 của 12 cung hoàng đạo: Bạch Dương cần phải bình tĩnh thì mới giải quyết được mâu thuẫn giữa 2 bạn. Người ấy có phần không đúng, nhưng bản thân bạn cũng sai rành rành ra đấy.

56 trường hợp đi cùng trên chuyến bay VN 1188 cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2
Kinhtedothi - Sở Y tế Hải Phòng thông tin, tính đến 15 giờ ngày 7/3/2021, đã có 56/56 hành khách trên chuyến bay VN 1188 cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

100 cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư sẽ được tiêm vaccine Covid-19 vào sáng 8/3
Kinhtedothi - Sáng mai 8/3, tại Hà Nội, 100 cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư sẽ được tiêm vaccine AstraZeneca ngừa Covid-19. Đây đều là những người trực tiếp tiếp nhận, chăm sóc, điều trị hoặc có tiếp xúc với các nguồn nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Dạy học trực tuyến - xu thế tất yếu
Kinhtedothi - Dạy học trực tuyến không những chỉ được thực hiện khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra khi học sinh, sinh viên (HS, SV) không thể đến trường; mà còn bổ trợ cho dạy học trực tiếp nhằm duy trì thói quen học tập và nâng cao chất lượng học của người học. Trong tương lai không xa, đây là hình thức dạy - học có thể trở thành chủ đạo, nhất là ở bậc đại học.

Quảng Ngãi: Những nguy cơ từ việc trộm cắp điện
Kinhtedothi - Việc đấu nối, câu móc để trộm cắp điện tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn điện, đồng thời gây sự cố lưới điện, làm gián đoạn việc cấp điện cho khách hàng.
- Tin mới
- Hải Dương: Mẹ ruột bạo hành con gái 6 tuổi gây thương tích
- Hải Dương chính thức triển khai tiêm vaccine Covid-19
- Tỷ giá trung tâm và USD trên thị trường cùng tăng
- Sóc Sơn sẵn sàng cho kỳ thi tuyển viên chức giáo dục
- [Ảnh] Cánh \"mày râu\" tất bật chuẩn bị hoa tặng chị em ngày 8/3
- Hà Nội, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh đã triển khai tiêm vaccine Covid-19
- Sự cố rớt gối cầu metro số 1: Liên danh SCC thừa nhận dung sai gối không đạt yêu cầu
- Ca sĩ Tùng Dương: “Vợ giúp tôi bớt cực đoan, bảo thủ”
- Ông Trương Việt Dũng được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP Hà Nội