Thủ tướng: “Năm nay là năm “thử lửa” đối với trí tuệ, bản lĩnh, ý chí của chúng ta”
Kinhtedothi - Chiều ngày 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam 2020.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia (THQG) Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp THQG đã khẳng định vị thế hàng đầu vững chắc trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Theo số liệu báo cáo của 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG năm nay, tổng doanh thu năm 2019 của các doanh nghiệp này đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 137 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước trên 200 nghìn tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 471.000 lao động. Các hoạt động từ thiện tại các doanh nghiệp này đạt giá trị trên 9,5 nghìn tỷ đồng và nộp bảo hiểm xã hội trên 20 nghìn tỷ đồng.Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, “năm nay là năm “thử lửa” đối với trí tuệ, bản lĩnh, ý chí của chúng ta”, kể cả với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước, quyết tâm của nhân dân và giới doanh nghiệp. Trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ta, chúng ta vẫn giữ được ổn định xã hội, tăng trưởng dương (khoảng 2,5-3% trong năm nay). “Một trong những đóng góp quan trọng của ngành công thương, trong đó có các doanh nghiệp có mặt hôm nay, là lần đầu tiên chúng ta đạt thặng dư thương mại (xuất siêu) 20 tỷ USD”, Thủ tướng nói. Tình hình phát triển đất nước như vậy đã tạo niềm tin cho các nhà kinh doanh.Và giữ được kết quả phát triển như vậy có sự đóng góp của các doanh nghiệp có sản phẩm THQG. THQG Việt Nam đã thu hút sự quan tâm, đồng hành, chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, tạo sự lan tỏa mạnh trong thời gian qua. “Chính các bạn đã đóng góp vào uy tín quốc gia Việt Nam, cho tiêu dùng và xuất khẩu của Việt Nam”, Thủ tướng bày tỏ, đánh giá cao các tiêu chí của chương trình là chất lượng, đổi mới sáng tạo, tiên phong, truyền động lực và uy tín xã hội.
Cho rằng không tâm huyết thì khó có đổi mới sáng tạo, “ý chí, niềm tin, đổi mới sáng tạo của các bạn quyết định sự thành bại”, Thủ tướng ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của người đứng đầu các doanh nghiệp, của công nhân viên, lực lượng lao động, “không khoanh tay, lùi bước trước khó khăn, nỗ lực hành động để phục hồi và phát triển, giữ vững vị thế của doanh nghiệp trên thị trường”.Thương hiệu quốc gia Việt Nam thời gian qua đã lọt vào nhóm các nước có thương hiệu mạnh. Theo đánh giá của tổ chức Brand Finance (tổ chức tư vấn hàng đầu về định giá THQG), trong bảng xếp hạng 100 THQG giá trị nhất thế giới năm 2019, THQG Việt Nam được định giá 247 tỷ USD và xếp hạng thứ 42.Cùng với THQG, giá trị các thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ. Năm 2019, theo xếp hạng của Forbes, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu của Việt Nam đạt gần 10 tỷ USD.Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, cũng cần nhìn nhận thẳng thắn các tồn tại, bất cập, trước hết là vấn đề hiệu quả, “làm thô còn nhiều, chế biến sâu còn ít”, quy mô còn nhỏ... Thủ tướng lưu ý Bộ Công Thương, các doanh nghiệp phải có bước đi, cách làm hiệu quả hơn nữa, sản lượng lớn hơn, chất lượng tốt hơn, giá trị thu về cho đất nước nhiều hơn nữa. Phải có nhiều sản phẩm THQG hơn nữa, đóng góp vào phát triển đất nước hùng cường.
Các bộ, ngành, địa phương phải góp phần vào xây dựng THQG, thương hiệu ngành, thương hiệu địa phương. Phải tạo mọi điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, “đừng gây khó khăn, tiêu cực, tham nhũng, cản trở sự phát triển”.Các doanh nghiệp có sản phẩm THQG là tấm gương tốt để các doanh nghiệp khác học tập, Thủ tướng đề nghị Hội đồng THQG và Bộ Công Thương sớm nghiên cứu, đề xuất các chính sách tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho doanh nghiệp, “doanh nghiệp của chúng ta còn khó khăn nhiều lắm”.Chính phủ sẽ tiếp tục có quyết sách mới, cơ chế thuận lợi tốt hơn nữa, kiểm tra, đôn đốc tốt hơn nữa để giải phóng sức sản xuất. Tiếp tục quan tâm đến mọi loại hình doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn lên để có thể sớm gia nhập đội ngũ các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia.Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng bản lĩnh, trí tuệ, không ngừng sáng tạo, để làm sao phát triển bằng 5, bằng 10 hôm nay, đóng góp những viên gạch lớn xây dựng đất nước./.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong thăm, tặng quà Tết các gia đình chính sách quận Hai Bà Trưng
Kinhtedothi-Trực tiếp thăm hỏi, động viên từng cá nhân, gia đình, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong bày tỏ lòng biết ơn trước những đóng góp to lớn với cách mạng cũng như trong quá trình xây dựng, phát triển Thủ đô của các vị lão thành cách mạng, người có công, dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn đóng góp tích cực cho các hoạt động chung của phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng nói riêng và Thủ đô nói chung.

Cổ động trực quan phục vụ Đại hội XIII của Đảng: Tạo điểm nhấn để đạt hiệu quả đẹp và tăng tính tuyên truyền
Kinhtedothi - Theo Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng, yêu cầu cao nhất trong công tác tuyên truyền, cổ động trực quan là đẹp, ấn tượng, không khí, tràn đầy sắc xuân. Đồng thời, thể hiện tấm lòng của Thủ đô với Đại hội XIII của Đảng và thể hiện sự chào đón của Hà Nội đối với đại biểu trên cả nước...

Báo Kinh tế & Đô thị: Chủ động, đổi mới để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
Kinhtedothi - Sáng 15/1, báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động và phát động phong trào thi đua năm 2021. Với một tập thể đoàn kết, sáng tạo, năm 2020, báo Kinh tế & Đô thị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có nhiều cá nhân được khen thưởng.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Giao chỉ tiêu cao để tạo động lực phát triển nhưng cần đảm bảo khả thi
Kinhtedothi- Chiều 15/1, phát biểu kết luận Hội nghị Thường trực Thành ủy – HĐND – UBND TP giao ban với lãnh đạo quận, huyện, thị xã, các sở, ngành, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là hội nghị đặc biệt quan trọng nhằm tập trung triển khai các chương trình hành động, các đề án cụ thể để thực hiện các Nghị quyết của T.Ư, Quốc hội, Chính phủ và Thành ủy, HĐND TP về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách.

“Hiến kế” cho Thủ đô Hà Nội để tạo đột phá trong năm 2021
Kinhtedothi – Ngay từ những ngày đầu năm 2021, nhiều sở, ngành, quận, huyện, thị xã đã “hiến kế” cho TP Hà Nội để tạo đột phá cho năm đầu tiên của nhiệm kỳ, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7,5%-8% và chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt đối với những vấn đề dân sinh bức xúc.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội: Hoạt động HĐND bám sát đời sống, kịp thời đáp ứng nguyện vọng của cử tri
Kinhtedothi-“Bám sát chủ đề công tác năm 2021 của TP “Kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, hành động, phát triển” và phương châm mà HĐND Thành phố đã xác định “Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả”, HĐND các cấp cần luôn đổi mới để hoạt động thiết thực, hiệu quả, nhằm hoàn thành nhiệm vụ nặng nề trong thời gian tới" - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nêu rõ.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh: Xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm
Kinhtedothi - “Ngành Thanh tra phải có các giải pháp giúp ngăn chặn tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp” - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.

Phòng, chống tham nhũng - dấu ấn nổi bật
Kinhtedothi - Trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, cùng với những thành tựu “rất quan trọng” và “khá toàn diện” trên các lĩnh vực, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) là một trong những điểm sáng, là dấu ấn nổi bật, với những chuyển biến rất tích cực, nâng cao rõ rệt về chất.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP: Ngành nội vụ Thủ đô hoàn thành tốt nhiệm vụ trong bối cảnh nhiều khó khăn
Kinhtedothi-Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn biểu dương, ghi nhận trong điều kiện khối lượng công việc ngành nội vụ Thành phố rất lớn, phức tạp, liên quan nhiều vấn đề nhạy cảm, bối cảnh năm 2020 nhiều khó khăn, song đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động trong ngành từ Sở Nội vụ đến cấp cơ sở đã rất cố gắng, nỗ lực, hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao.

Hà Nội: Kiểm tra công vụ tập trung vào việc giải quyết hồ sơ theo "một cửa", "một cửa liên thông"
Kinhtedothi-Theo kế hoạch của UBND TP Hà Nội, năm nay, một nội dung được tập trung trong quá trình kiểm tra công vụ trên địa bàn là việc thực hiện các quy định về tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công đối với cá nhân và tổ chức, trong đó tập trung kiểm tra việc giải quyết hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Tạo ra được chuyển biến có thể thấy, người dân mới tin tưởng, đồng hành
Kinhtedothi - Năm 2020, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần nỗ lực cao theo phương châm “ngoại thành chi viện cho nội thành, nội thành cố gắng với mức cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ được giao”, Hà Nội đã thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo duy trì mức tăng trưởng kinh tế - xã hội. Nhiều công trình thuộc hệ thống hạ tầng giao thông quan trọng của TP đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng đã phát huy hiệu quả, cải thiện bộ mặt đô thị. Nhân dịp năm mới 2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã có chia sẻ với báo Kinh tế & Đô thị về những kết quả của TP xung quanh vấn đề này.
- TP Hồ Chí Minh: Điều tra nguyên nhân vụ cháy Công ty giày Mỹ Nga
- Apple thử công nghệ làm mát buồng hơi cho iPhone 13?
- Hanssip - động lực hình thành đô thị vệ tinh Phú Xuyên
- Tin tức thế giới hôm nay 16/1: Tiếp bước Mỹ, Nga khởi động tiến trình rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở
- Hà Nội: Chất lượng không khí ở mức xấu và kém, bụi mịn tiếp tục xuất hiện
- Hình ảnh khai mạc Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- [Infographic] Những nội dung quan trọng của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Thị trường bất động sản các tỉnh miền Bắc hấp dẫn nhà đầu tư